Bắc Ninh một mảnh đất cổ lâu đời với nhiếu nét truyền thông văn hóa đặc sắc. Nói đến Bắc Ninh người ta nhớ ngay tới Quan Họ, làn điệu dân ca đã đi sâu trong tâm thức bao nhiều con đất Việt. Nhưng mảnh đất Bắc Ninh còn nhiều cảnh đẹp và điểm du lịch hấp dẫn khác. Trong đó có thể kể ra như: thắng cảnh Đền Đô (nơi thờ các vị vua Lý), Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, các làng nghề truyền thống như: Gốm Phù Lãng, làng tranh Đông Hồ, làng nghề Đúc Đồng Đại Bái. Có quá nhiều điều để đến với Bắc Ninh, và chúng tôi sẽ dần dần giới thiệu chia sẻ với các bạn về mảnh đất ngàn năm này.
Từ Hà Nội đi Bắc Ninh khoảng 31km, đến Từ Sơn khoảng 20km, Hà Nội đi làng Đông Hồ hay chùa Dâu ở Thuận Thành khoảng 30km. Do đó thời gian đi thăm quan Bắc Ninh khoảng 1 ngày đến 2 ngày. Du lịch ở Bắc Ninh không phụ thuộc vào thời điểm nào trong năm, bạn có thể đi bất cứ lúc nào, vào mùa lễ hội đầu xuân thì lại càng đẹp. Lễ hội nổi tiếng phải kể đến đó là lễ hộ Lim từ 13 – 15 tháng giêng.
1 HỘI LIM
Mỗi năm cứ đến mùa du lịch lễ hội là Hội Lim, Bắc Ninh lại thu hút nhiều người, mọi thành phần lứa tuổi từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc về trẩy hội chơi xuân, trong đó đa phần là các bạn trẻ nam thanh nữ tú mong muốn tìm bạn, tìm duyên vui chơi, giải trí. Còn Với những cụ ông, cụ bà thì đến với hội là dịp tìm về tuổi thanh xuân,tìm lại kí ức về miền quê quan họ.
Hội Lim diễn ra ở đồi Lim (Huyện tiên du, tỉnh Bắc Ninh) từ ngày 14-16 âm lịch, để tưởng nhớ hai vị sư tổ của làn dân ca quan họ là Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu. 2 vị sư tổ đã để lại di sản cho con cháu với hơn 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc , lời ca trữ tình, nồng nàn tình yêu đôi lưá.
Đến với hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà). Lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam - nữ), hoặc "bọn" nam - nữ. Khách hành hương, trẩy hội Lim còn được thưởng thức nhiều hoạt động văn hoá truyền thống khác của địa phương, hay tham gia các trò chơi đu bay, chọi gà, chọi chim, tổ tôm điếm ,đấu vật... vốn là những trò chơi cổ truyền của hội làng mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.
2 HỘI LÀNG ĐỒNG KỴ
Làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Hội làng được tổ chức vào ngày mồng bốn tháng một âm lịch hàng năm. Lễ hội Đồng Kỵ tuy chỉ với quy mô nhỏ nhưng luôn được người dân và du khách biết đến và đánh giá rất cao giá trị truyền thống của lễ hội.
Hội rước pháo Đồng Kỵ là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội. Vốn là một hội thi làm pháo, đốt pháo từ thời xưa để tưởng nhớ, tái hiện lại ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc
Tâm điểm của hội Đồng Kỵ là lễ rước 2 quả pháo gỗ khổng lồ có chiều dài 6 m, được chạm trổ tinh xảo, trang trí long ly quy phượng.
Lễ rước bắt đầu từ 9h sáng, đoàn tham gia nối dài hàng trăm mét dọc con đường chính từ đầu làng về sân đình.
Rước Quan Đám là nghi lễ cuối cùng, giống như việc tôn sùng 4 người đàn ông được phong quan đỏ. Người được chọn vào vị trí này phải 51 tuổi, có uy tín trong làng, đức độ, gia đình êm ấm, không chịu cảnh tang gia hay vận đen đủi trong làng.
Du khách đến tham dự lễ hội có thể xem những tiết mục hát quan họ trên thuyền,diễn tuồng....đều do dân làng 1 tay dàn dựng .
3 LỄ HỘI CHÉM LỢN
Lễ hội bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.
Lễ hội tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hằng năm thu hút hàng nghìn người dân xung quanh đến tham dự và chứng kiến cảnh chém lợn hiến tế, sau đó lấy tiền quết máu heo với hy vọng mang đến nhiều may mắn trong năm mới.
4 LỄ HỘI BÀ CHÚA KHO
Đối với Những ai làm kinh doanh,hay đi làm ăn buôn bán thì không thể không nhắc tới lễ hội Lễ Hội Bà Chúa Kho. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam.
Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".
Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất. sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng “Vũ Ninh “ chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về nơi bà sinh ra là thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh)
Còn ở các trang ấp đều có đền thờ. Tại xã Cổ Mễ, nhân dân làm đền thờ bà Chúa tại núi Kho, nên còn có tên là đền thờ bà Chúa Kho.
5 LỄ HỘI ĐỀN ĐÔ
Là một ngôi đền cổ lâu đời, được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn, đến nay đa số các hạng mục công trình đã được khôi phục và xây mới lại. Đây là nơi thờ tám vị vua nhà Lý, có thể nói đây chính là nơi hội tụ của những con mang họ Lý. Đền tọa lạc tại làng Đình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh, đây cũng là làng có làng nghề làm bánh Phu Thê truyền thống.
Lễ hội Đền Đô được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15- 3 năm canh Tuất, 1010). Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời, là nơi để những người con Đất Việt hướng về cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ những vị vua Lý anh minh, đã có công xây dựng đất nước Việt.
Tới Đền Đô bạn cũng nên ghé thăm Đình làng Đình Bảng, đây cũng là một ngôi đền cổ, có nét kiến trúc độc đáo.
Đình Bảng là một trong những kiến trúc đình làng độc đáo và cổ nhất của Việt Nam. Được làm một trăm phần trăm từ gỗ lim, đây là nơi hoạt động bí mật của đảng bộ Việt Nam trong những năm kháng chiến trường kì.
6 LỄ HỘI CHÙA BÚT THÁP
Lễ hội chùa Bút Tháp là lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 23 và 24/3 Âm lịch hàng năm với các hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống. Lễ hội gồm hai phần, trong đó phần lễ với những hoạt động tín ngưỡng: Lễ cúng Phật, Lễ dâng hương, Lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, Lễ cúng Tổ... được diễn ra chủ yếu trong khu nội tự.
Phần Hội bao gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như cờ tướng, bóng bàn, thi thả chim bồ câu và biểu diễn nghệ thuật chèo được diễn ra trong hai ngày. Các hoạt động này không chỉ thu hút nhân dân trong tỉnh, mà còn có sự tham gia, giao lưu của nhiều đoàn văn nghệ, thể thao các tỉnh bạn.
Chùa Bút Tháp là một trong những di tích Phật giáo độc đáo của Đồng bằng Bắc Bộ, việc tổ chức Lễ hội truyền thống chùa Bút Tháp đã phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và khách thập phương.
* Những lưu ý khi đi trẩy hội ở Bắc Ninh
+ Các hướng đi phù hợp
Bạn nên phân ra khu vực rồi lựa chọn tuyến du lịch phù hợp với sở thích và thời gian. Vì các điểm du lịch ở Bắc Ninh nằm rải rác ở khắp các huyện xã, do đó bạn không thể đi hết trong 1 ngày, để đi hết các điểm Tôi Đi đã kể ở trên bạn phải đi cỡ 2 đến 3 ngày. Tôi Đi sẽ trình bầy và hướng dẫn cách đi chi tiết trong bài viết về Lịch Trình du lịch Bắc Ninh sau. Một số tuyến đi bạn có thể tham khảo qua như sau
Tuyến 1: làng Tranh Đông Hồ, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, thành cổ Luy Lâu, các vườn hoa Cải (nếu đi vào mùa Hoa Cải thì đẹp lắm lắm đó).
Tuyến 2: Đền Đô, thành phố Bắc Ninh, đền Bà Chúa Kho, Hội Lim, chợ vải Ninh Hiệp (nếu thích thì ghé vào chơi). Và nếu nhích thêm 1 chút thì đi thêm cả Thổ Hà nữa.
Tuyến 3: làng gốm Phù Lãng
Các tuyến này bạn đi trong 1 ngày, nếu đi hơn thì kết hợp lại thành 2 hay 3 ngày.
+ Phương tiện di chuyển
Có nhiều cách đi tới Bắc Ninh, đơn giản nhất là đi xe máy hoặc xe buýt, hoặc xe khách từ các bến xe ở Hà Nội. Nếu đi xe ô tô bạn nên kết hợp đi xe khách và xe bus, lượt đi xác định điểm đến rồi đi, các điểm liên quan còn lại có thể đi xe bus hoặc xe ôm.
Xe buýt đi Bắc Ninh
Với các tuyến đi thành phố Bắc Ninh, Đền Đô (tuyến 2), bạn có thể đi xe bus số 54 điểm đầu từ điểm trung chuyển Long Biên đi thành phố Bắc Ninh, sẽ qua Đình Bảng (Đền Đô), Lim…Hoặc xe 203 đi Bắc Giang, xuất phát từ bến xe Lương Yên (cũng có thể bắt xe khách từ bến xe này đi Bắc Ninh, Bắc Giang).
Đi tuyến 1 (Chùa Dâu, làng tranh Đông Hồ), bạn có thể bắt xe 204 xuất phát từ bến xe Lương Yên đi Thuận Thành.
Với tuyến số 3 đi Phù Lãng thì bạn nên đi xe máy cho tiện, đi xe khách cũng được, những đi xe ôm vào Phù Lãng khá xa.
Các bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chon dịch vụ tour chuyên nghiệp của 3rvietnam để có những chuyến tham quan lễ hội bổ ích như:
HÀ NỘI – CHÙA DÂU – CHÙA BÚT THÁP – ĐỀN ĐÔ – HÀ NỘI
Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ theo
+ Điện Thoại:+84433630174
+ Hot line: 0943393133
+ email: info@3rvietnam.com.vn
Theo: todi.net
Phù Thủy tổng hợp
Bình luận của bạn